Nóng: Bộ Công thương thu hồi giấy phép của 4 thương nhân phân phối xăng dầu
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.Chiến sự Ukraine ngày 753: Nga nâng cấp Hạm đội biển Đen sau loạt vụ tấn công
Trên thị trường tiêu thụ, một số cơ sở pha lóc cho biết nhu cầu đang cao, giá heo mảnh tại chợ đầu mối TP.HCM cũng đang tăng lên từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Ngành nào nhận nhiều hồ sơ xét học bạ nhất trong đợt 1?
Ngày 26.2, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, chủ trì cuộc họp về xây dựng đề án vị trí việc làm và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh, việc triển khai đánh giá kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức thông qua KPI là bước đột phá trong việc đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Trong tháng 3, tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức 2 đợt tập huấn về việc triển khai đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thí điểm tại một số đơn vị thuộc khối Nhà nước và khối Đảng để rút kinh nghiệm. Báo cáo tại cuộc họp, Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo vị trí việc làm tỉnh, phụ trách tham mưu xây dựng đề án cho biết, để thực hiện xây dựng đề án vị trí việc làm và đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có 4 việc cần phải làm: xây dựng danh mục vị trí việc làm; mô tả vị trí việc làm; xây dựng khung năng lực; xây dựng bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác (KPI) đối với cán bộ, công chức, viên chức.Đến nay tỉnh đã ban hành danh mục vị trí việc làm. Cuối tháng 2 sẽ hoàn thành phần mô tả vị trí việc làm, xây dựng khung năng lực và bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành cho biết sẽ giao Tổ giúp việc rà soát, chỉnh sửa lần cuối bản mô tả vị trí việc làm; khung năng lực; bộ công cụ đo lường, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để triển khai tập huấn. Từ ngày 1.4, tỉnh sẽ triển khai đánh giá KPI đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của tỉnh.
Song song với cuộc đua, nhiều cuộc thi đồng hành được tổ chức dành cho tất cả người tham gia nhằm tạo nên sân chơi cho cộng đồng như: The Team Run, The Couple Run và Cosplay. The Team Run là nội dung đồng đội giúp các CLB chạy, các doanh nghiệp và đội nhóm có dịp thể hiện bản sắc. The Couple Run là nội dung dành cho các cặp đôi vợ chồng cùng chạy và thi tài cùng nhau. Còn Cosplay là giải hóa trang trên đường chạy, mang thêm màu sắc sinh động khi các VĐV hóa thân vào các nhân vật, hình tượng mà họ ưa thích.
Khoe dáng với vòng ba săn chắc cân đối nhờ 7 tư thế yoga ngay tại nhà
Ngày 19.3, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau. Tại đây, nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã được thảo luận, định hướng cho năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ Cà Mau tự hào, vững tin theo Đảng".Tại buổi làm việc, anh Nguyễn Hoàng Đạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, báo cáo những kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua. Năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức 12 hoạt động phong trào cấp tỉnh, đồng thời tham gia 8 hoạt động cấp khu vực và toàn quốc.Đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất Đoàn thanh niên cần chủ động nghiên cứu, định hướng các mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với xu thế mới.Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đoàn thanh niên tỉnh Cà Mau. Đồng thời, yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2025, chú trọng triển khai các công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Các hoạt động cần được chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và có sản phẩm cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng tuổi trẻ Cà Mau tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.